Hệ quả Dương_Chấp_Nhất

Hành trạng sau đó của Dương Chấp Nhất không được sách sử nhắc đến. Về phía lực lượng Lê Trung hưng, sau khi Nguyễn Kim chết, quân Lê tinh thần dao động, các tướng lĩnh bàn lui về lại Tây Kinh (Thanh Hóa) để củng cố lực lượng. Tháng 8 (âm lịch) năm 1545, vua Lê Trang Tông phong con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm làm Đô tướng, gia phong Thái sư, nắm toàn bộ binh quyền, được quyền tiền trảm hậu tấu cả về quân chính lẫn dân chính.[1][4] Về sau, do lo ngại các con của Nguyễn Kim có khả năng chia sẻ quyền lực, Trịnh Kiểm bị cho rằng đã ám hại Nguyễn Uông và sau đó đẩy Nguyễn Hoàng đi trấn thủ phương Nam, nhằm loại trừ các nguy cơ. Tuy nhiên, việc Nguyễn Hoàng vào Nam lại mở đầu cơ nghiệp các chúa Nguyễn, mở rộng cương vực Đại Việt chưa từng có, và tạo tiềm lực cho các chúa Nguyễn cát cứ, dẫn đến thế cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài 200 năm.

Liên quan